KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM MẬT MÃ HOLLAND

Xin chào Data doesn't exists, dưới đây là kết quả trắc nghiệm sở thích Holland của bạn:
Trường hợp đặc biệt: Không biết mình thích gì
Sở thích Điểm số Chi tiết
Nhóm kỹ thuật Kỹ thuật – Realistic 0/10

Người yêu thích Kỹ thuật thường thực tế, thích khám phá, thao tác một cách trật tự và có hệ thống, thích làm việc với những vật cụ thể như máy móc, công cụ dụng cụ, con vật,…

Năng lực nổi trội: thủ công, cơ khí, nông nghiệp, điện, kỹ thuật,…

Năng lượng thiếu hụt: Xã hội và Giáo dục.

Nhóm nghiên cứu Nghiên cứu – Investigative 0/10

Người có sở thích nổi trội ở nhóm Nghiên cứu thường thích phân tích, nghiên cứu sâu mọi vấn đề. Họ cũng hay tò mò, thích quan sát, học hỏi, điều tra, đánh giá và giải quyết các vấn đề.

Năng lực nổi trội: khoa học, toán học, tư duy phản biện, phân tích,…

Năng lực thiếu hụt: khả năng thuyết phục, tương tác xã hội và những hoạt động lặp đi lặp lại.

Nhóm nghệ thuật Nghệ thuật – Artistic 0/10

Người yêu thích Nghệ thuật thường có trí tưởng tượng phong phú, trực giác mạnh và khả năng sáng tạo tốt. Họ yêu thích cái đẹp và dễ   bị hấp dẫn bởi chúng. Đặc tính của người thuộc nhóm này là tự do, không có thiện cảm với những nguyên tắc, các công việc rõ ràng, hệ thống hóa.

Năng lực nổi trội: nghệ thuật (ngôn ngữ viết – nói, hội họa, ca hát, trình diễn, diễn xuất,…)

Năng lực thiếu hụt: nghiệp vụ hành chính, kinh doanh.

Nhóm xã hội Xã hội – Social 0/10

Nhóm Xã hội là sở thích của những bạn thích làm việc và tương tác với người khác bao gồm những công việc thường xuyên tiếp xúc và giao tiếp với xã hội như giao tiếp, huấn luyện, chữa lành, thiện nguyện, công tác xã hội,… Nhóm này thường có thiện cảm với các công việc rõ ràng, có hệ thống liên quan đến vật liệu, công cụ hoặc máy móc.

Năng lực nổi trội: giao tiếp, giáo dục.

Năng lực thiếu hụt: thủ công, kỹ thuật.

Nhóm quản lý Quản lý – Enterprising 0/10

Người yêu thích Quản lý thường yêu thích các hoạt động đòi hỏi sự lãnh đạo, thuyết phục, tác động vào người khác để đạt được mục đích chung của tổ chức hoặc lợi ích kinh tế. Nhóm này thường ưu tiên những công việc bao quát, những cải tiến, đổi mới mà không thích làm việc một cách máy móc, tượng trưng.

Năng lực nổi trội: lãnh đạo, giao tiếp, thuyết phục.

Năng lực thiếu hụt: khoa học.

Nhóm nghiệp vụ Nghiệp vụ – Conventional 0/10

Người có sở thích nổi trội ở nhóm Nghiệp vụ thường thích làm việc với con số và dữ liệu, công việc hành chánh văn phòng và những công việc được phân công cụ thể, rõ ràng. Nhóm này đặc biệt yêu thích xử lý dữ liệu, tài liệu một cách có trật tự và hệ thống hóa, không có thiện cảm với những hoạt động mơ hồ, tự do.

Năng lực nổi trội: công việc lặp đi lặp lại, chăm chỉ, cần mẫn.

Năng lực thiếu hụt: khả năng sáng tạo, giao tiếp,…

Kết quả trắc nghiệm Holland thể hiện mức độ tương thích của bạn với mỗi nhóm Holland. Đây là bước đầu để chúng ta khám phá bản thân, và tìm hiểu những ngành nghề có thể phù hợp với những nhóm tính cách và năng lực nổi trội của mình.

Bạn có thể đọc thêm thông tin tham khảo về nhóm sở thích nổi trội của mình ngay bên dưới hoặc gửi yêu cầu tư vấn cho Chuyên viên Hướng nghiệp để được hướng dẫn cụ thể hơn nhé.

“Mình không biết mình thích gì hết. Mình chẳng thấy mình giỏi gì cả.”

Khi làm trắc nghiệm, điểm số của 6 nhóm đều ở mức dưới 5, thậm chí có vài nhóm có chỉ đạt 0 đến 3 điểm. Với những bạn không làm trắc nghiệm, nếu đọc về 6 nhóm Holland mà không biết mình thuộc nhóm nào trong đó thì cũng được xem là thuộc về trường hợp đặc biệt này.

Những nguyên nhân sâu xa

1. Bố mẹ kìm hãm sở thích con cái

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, các bạn không được theo đuổi sở thích bẩm sinh. Ví dụ như em A từ nhỏ đã thích vẽ và vẽ rất đẹp. Đến năm 10 tuổi gia đình không cho em vẽ nữa vì họ nghĩ rằng: “Khi em vẽ, em không để ý được gì khác. Em không tập trung học các môn quan trọng ở trường như Toán, Văn.” Thế rồi họ nhồi chương trình học thêm dày đặc những môn em A yếu kém và thế là em không còn được theo đuổi sở thích với môn vẽ nữa.. Ở đây, chúng ta không trách móc những bậc cha mẹ, họ chỉ muốn con mình học kịp với các bạn trong lớp. Nhưng cũng cần phải thận trọng để không “giết chết” những sở thích của con trẻ. Các nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nghề nghiệp cho thấy khi trẻ không phát triển một cách tự nhiên, chúng sẽ không hiểu được bản thân, mất đi sự thích thú và trở nên mất tự tin. Để giúp con phát huy sở trường và khắc phục khuyết điểm đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong khóa học Hướng Nghiệp Cho Con dành cho cha mẹ cũng như trong cuốn sách Cùng Con Định Hướng Nghề Nghiệp vừa được xuất bản vào giữa tháng 8 năm 2020.

2. Thiếu trải nghiệm

Một lý do khác nữa, là khi các bạn trẻ có thể biết mình thích gì từ những ngày còn nhỏ, nhưng do lịch học dày, lại ít có trò chuyện cùng cha mẹ, nên các bạn không được trải nghiệm để hiểu mình và khó có thể nhận ra sở thích của mình. Nếu nhìn lại hệ thống giáo dục trường công tại Việt Nam, chúng ta có thể kết luận rằng những bạn trẻ nào có những đặc điểm nghề thuộc 03 nhóm Quản lý, Nghệ thuật, và Kỹ thuật sẽ ít có cơ hội để chứng minh thực lực của mình hơn 3 nhóm còn lại là Nghiên cứu, Nghiệp vụ, và Xã hội. Nếu theo sát con theo đúng phương pháp, thì trong giai đoạn con từ 03 đến 08 tuổi cha mẹ có thể giúp cho con quan sát được những năng khiếu nghề, cho con được trải nghiệm để biến sở thích thành khả năng. Ví dụ như em B. Năm lớp 05, em mua những kẹp tóc đủ màu sắc ở chợ Kim Long, rồi để vào những bao ni-lông nho nhỏ với một vài phụ kiện đáng yêu khác và bán cho bạn. Chỉ trong 01 học kỳ em đã kiếm được hơn 01 triệu tiền lời. Cha mẹ em biết được nhưng họ bình tĩnh trao đổi với em về giới hạn và quyền lợi. Họ cho phép em học và thử tự kinh doanh vào mùa hè và Tết, còn lại trong năm học em phải tập trung học. Khi B học lớp 10, em đã có cửa hàng bán mỹ phẩm của riêng mình trên Facebook và rất thành công.

3. Biết mà không nghĩ là mình biết

Rất nhiều bạn trẻ sau khi gặp chuyên gia để được tham vấn hướng nghiệp mới nhận ra, “Ôi, em không hề nghĩ việc thích nuôi chó, mèo và trồng cây cảnh có thể cho mình một nghề nghiệp tương lai. Từ nhỏ em nghĩ chỉ là sở thích vớ vẩn, và con ít dám nói cho ai biết về sở thích này.” Tuy vậy, những sở thích nhỏ bé như nuôi thú hoặc trồng cây hoàn toàn có thể giúp cho bạn có được những kĩ năng nghề nghiệp cho tương lai. Trong thị trường lao động ngày nay, không ai dám vỗ ngực xưng tên, tuyên bố rằng họ biết chắc ngành nghề nào sẽ được tuyển dụng nhiều hay ngành nghề nào sẽ được cần đến, chúng ta lại càng phải quay trở lại với hành trình tìm kiếm bản thân của mỗi người, đó là “hiểu mình,” “hiểu thế giới nghề nghiệp,” và “lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp.” Những môn học trong trường hiện nay không thể giúp bạn biết được rằng sẽ phù hợp và phát triển tốt với nghề nào. Vì thế, chúng ta càng phải giúp cho thế hệ trẻ được phát triển theo tự nhiên, dung dưỡng những tiềm năng trong con trẻ, giúp họ khắc phục khuyết điểm, để khi các bạn trẻ tự bước chân đi trên sự nghiệp của bản thân, họ có thể đủ sức tự tìm ra một hướng đi phù hợp cũng như trau dồi những năng lực hành nghề cần thiết cho tương lai.

Để được giải đáp chuyên sâu hơn về kết quả cùng chuyên viên tư vấn hướng nghiệp (miễn phí), bạn vui lòng gửi yêu cầu cho chúng tôi theo thông tin bên dưới:

Điểm: 4.46 (79 bình chọn)

Scroll to top