Thông minh về âm nhạc bao gồm các kỹ năng biểu diễn, sáng tác và cảm nhận về âm nhạc. Theo Gs. Howard Gardner, trí thông minh âm nhạc song song với trí thông minh về ngôn ngữ, trí thông minh về âm nhạc còn có trong tiềm thức của bất cứ cá nhân nào, miễn là người đó có khả năng nghe tốt, có thể hát theo giai điệu, biết dành thời gian cho âm nhạc và nghe được nhiều tiết mục âm nhạc khác nhau với sự chính xác và sáng suốt của các giác quan.
– Khi có khả năng cảm thụ âm nhạc, bạn sẽ dễ dàng trong việc phân biệt sắc thái và thứ tự của các tông, cụ thể là độ cao, cường độ của âm thanh hay nốt nhạc đó. Bạn rất nhạy cảm với âm thanh có tông cao và đồng thời không có khả năng đồng điệu với âm nhạc một cách nhanh chóng.
– Bạn có khả năng cảm thụ được nhiều dòng nhạc khác nhau, hay đồng cảm và ghi nhớ giai điệu của chúng, do đó bạn thường có nhiều các bài hát đa dạng để cùng đồng điệu khi bạn có những cảm xúc khác nhau.
– Bạn là người có xu hướng nghe hay để ý tới âm thanh. Bạn tin vào âm thanh mà mình cảm nhận được. Khi ở một môi trường hay vùng đất mới, bạn sẽ để ý và ghi nhớ những âm thanh đặc trưng của nơi đó, như là tiếng đường phố, xe cộ, tiếng chim hót hay tiếng lá cây xào xạc,…
– Kỹ năng nghề nghiệp: ca hát, chơi nhạc cụ, thu băng, chỉ huy dàn nhạc, ứng biến, sáng tác, cải tiến, sắp xếp, nghe, phân biệt âm, lên dây đàn, hòa âm, phân tích và phê bình âm nhạc.
– Nghề phù hợp với những người này gồm: DJ (người hòa âm, phối khí), nhạc công, làm dụng cụ âm nhạc, chỉnh âm đàn, chuyên gia trị liệu bằng âm nhạc, kinh doanh nhạc cụ, nhạc sĩ, kỹ thuật viên phòng thu, lĩnh xướng, chỉ huy dàn nhạc, ca sĩ, giáo viên dạy nhạc…
– Hãy bắt đầu ngày mới bằng một bài hát
– Nghe nhạc không lời trong các bữa ăn
– Nhảy trên nền nhạc sôi động, tiết tấu nhanh
– Nghe độc tấu các loại nhạc cụ và tập phân biệt được các loại nhạc cụ và âm thanh của chúng.
– Tập chơi một loại nhạc cụ nào đó
– Tham gia hát hò, văn nghệ của lớp, trường hay nơi làm việc
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Ý kiến của bạn