Nhạy cảm/ hoảng sợ với vững chắc/tự tin.
Sự bất ổn cảm xúc cho thấy khả năng cân bằng cảm xúc của một cá nhân qua cách họ nhìn nhận thế giới. Khía cạnh này cũng sẽ phản ánh xu hướng trải nghiệm cảm xúc tiêu cực của người đó như thế nào.
– Điểm số này cho thấy khả năng vững vàng của tâm lý cũng như khả năng tự kiềm chế của một người khi đối mặt với những tình huống xấu trong cuộc sống. Những người có tâm lý bất ổn rất hay trải qua cảm giác lo âu, hoảng sợ, giận dữ, u uất, ganh ghét hơn so với người thường. Đồng thời họ rất dễ bị stress, suy nghĩ tiêu cực và thường lựa chọn những cách giải tỏa áp lực hay giải quyết vấn đề theo hướng nguy hiểm, cực đoan. Đây là một vấn đề nghiêm trọng sẽ khiến họ đẩy mình vào những áp lực và rất khó để giải thoát suy nghĩ bản thân ra khỏi những vấn đề trong cuộc sống.
– Ngược lại những người có chỉ số này thấp thường vững vàng hơn, ít phản ứng với áp lực hay những vấn đề trong cuộc sống. Trong mọi vấn đề họ thường bình tĩnh, kiểm soát tốt hơn và nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết. Họ không cảm thấy tiêu cực hay áp lực không có nghĩa lúc nào họ cũng tích cực. Đi cùng với sự bình tĩnh và vững vàng nên là sự lạc quan, hướng ngoại sẽ là lúc bạn biết đủ và luôn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ trong cuộc sống.
– Cảm xúc bất ổn là một vấn đề lớn. Nếu bạn luôn để bản thân rơi vào những trạng thái tiêu cực bạn sẽ luôn thấy mệt mỏi trong cuộc sống. Đồng thời việc trải qua tiêu cực cũng khiến những hành động và suy nghĩ thiên về cực đoan. Nếu bạn không thể tự giải quyết được tình trạng tâm lý của mình, hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và điều trị nhé.
– Cuộc sống mỗi người luôn phải đối mặt với những vấn đề, những khó khăn không lường trước được. Nếu bạn không có một tâm lý vững vàng, không thể quản lý, điều chỉnh được cảm xúc, bạn sẽ rất dễ gục ngã và đẩy mình vào những suy nghĩ mệt mỏi, tiêu cực. Không thoát khỏi nó bạn sẽ rất khó có tinh thần, động lực hay hứng thú để làm việc và tận hưởng cuộc sống.
Cảm xúc bất ổn sẽ khiến bạn rất dễ rơi vào trạng thái stress, trầm cảm dù bạn làm nghề gì đi nữa. Bởi vậy nếu chỉ số này của bạn cao, hãy điều chỉnh trạng thái của bản thân trước khi bắt đầu công việc nhé. Bên cạnh đó bạn có thể lựa chọn bắt đầu bằng những môi trường ít áp lực như làm công văn, chứng từ,… để làm quen dần sau đó hãy nâng cao giới hạn của bản thân bạn nhé.
– Ngưng suy nghĩ tiêu cực: Mỗi một vấn đề đều có những mặt khác nhau, quan trọng là thái độ và cách nhìn của bạn. Bởi vậy khi xảy ra việc gì, hãy tìm kiếm trong đó những điều tốt đẹp. Ví dụ như việc bạn hỏng xe sẽ là cơ hội để bạn trải nghiệm phương tiện giao thông khác, hay như việc bạn nhận đề bài khó hơn, hãy nghĩ đó là cơ hội để bạn rèn luyện bản thân hơn nữa,…
– Viết ra những điều tốt đẹp: Hãy dành một cuốn sổ chỉ ghi lại những điều tốt đẹp và những câu động lực mỗi ngày. Khi bạn đang buồn phiền, giở sổ ra bạn sẽ thấy tràn ngập những niềm vui xung quanh mình thay vì nghĩ lại những điều tồi tệ.
– Bình tĩnh lại: Khi gặp vấn đề nào đó, hãy hít thở thật sâu để bình tĩnh lại. Việc hành động trong những lúc cảm xúc bất ổn như giận dữ, buồn phiền,… sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Đừng tập trung tranh luận, hãy bình tĩnh để tìm hướng giải quyết mà thôi.
– Học cách chia sẻ, giải tỏa áp lực: Sẽ thật khó khăn để vượt qua khi bạn luôn phải một mình chịu đựng. Hãy chia sẻ những vấn đề với người mà bạn tin tưởng, cũng có thể tìm đến bác sĩ tâm lý. Những lời an ủi, chia sẻ và hướng giải quyết của mọi người sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua.
Nguồn tham khảo:
Website: Tâm lý học hành vi
“The Development of Markers for the Big-Five Factor Structure,” của Goldberg
Website: Bigfive.vn
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Ý kiến của bạn