Nhóm tố chất 5: Nội tâm

06/11/2020

Trí thông minh nội tâm (Interpersonal Intelligence)

1.Khái niệm trí thông minh Nội tâm

Trí thông minh nội tâm: Một người có Trí thông minh nội tâm cao có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn  rõ được những cảm xúc bên trong mình, phân biệt được nhiều loại trạng thái và sử dụng được hiểu biết đó để làm phong phú thêm, hay vạch ra con đường cho cuộc đời mình.

2.Biểu hiện của trí thông minh Nội tâm:

– Bạn thuộc về nhóm những người có khả năng hiểu nhiều khía cạnh của bản thân. Bạn có thể nắm bắt được nhu cầu của bản thân, thực sự biết mình muốn gì cũng như không muốn gì, điều gì là phù hợp với mình hoặc không, cũng như nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, tính cách của chính mình và sử dụng các yếu tố đó để đưa ra các quyết định phù hợp và có lợi cho bản thân.

– Trong một nhóm, bạn có thể là người lặng lẽ hoặc sôi nổi, nhưng có lẽ không khó để nhận ra khả năng tự chủ về mặt cảm xúc và sự kiên định của bạn. Bạn là người không dễ thể hiện sự tức giận hay niềm vui ra một cách bộc phát, trừ khi bạn tự cho phép bản thân mình làm vậy. Với khả năng đó, bạn sẽ là người điềm tĩnh khi người khác đang hoảng loạn, là người biết cách tự tạo động lực để bước tiếp khi người khác chùn bước, bởi bạn biết mục tiêu của mình là gì, và một khi đã chắc chắn là nó phù hợp với mình, bạn không phải là người dễ dàng từ bỏ.

– Với bạn bè hay người thân, bạn là một người giỏi lắng nghe, và từ những câu chuyện của người khác, bạn cũng có thể tự rút ra những đúc kết riêng cho mình.

3.Hướng nghiệp cho nhóm Nội tâm

– Kỹ năng nghề nghiệp: thực thi các quyết định, làm việc độc lập, thúc đẩy bản thân, đặt và đạt mục tiêu, đề xướng, đánh giá, định giá, lên kế hoạch, tổ chức, cân nhắc các cơ hội, nhìn nhận bên trong, hiểu thấu bản thân.

– Nhóm nghề thích hợp với người thông minh nội tâm là: nhà tâm lý học, tu sĩ, giáo viên tâm lý, nhà trị liệu, tư vấn viên, nhà thần học, tổ chức chương trình, doanh nhân.

4.Làm thế nào để phát triển triển Nội tâm?

– Tạo thói quen viết nhật ký: Trong xã hội hiện đại, việc viết nhật ký dường như đã bị lãng quên. Tuy nhiên viết nhật ký chính là khi bạn được trải lòng, được sống đúng với bản thân mình nhất. Thói quen này sẽ giúp bạn nhận định được mình muốn gì, đồng thời nhận định được tính cách cũng như hiểu về tâm lý mỗi người.

– Làm Việc theo thời gian biểu nhất định: Sống nề nếp sẽ giúp cho bạn nhận định được giải pháp đúng đắn cho bản thân, từ đó mà thấy được các giải pháp đúng đắn cho người khác. Đưa ra giải pháp chính là điều mà bất cứ nhà tâm lý học nào cũng phải thực hiện.

– Tham gia một khóa học rèn luyện sự tự tin: Khả năng thuyết trình sẽ rất hữu ích cho bạn. Tuy nhiên nếu thiếu tự tin thì dù có nghĩ được, nhưng lại không thể nói ra thì không thể tác động tới mọi người. Do đó bạn hãy cân nhắc tham gia các khóa học rèn luyện sự tự tin của mình. 

– Đặt ra mục tiêu và cố gắng hoàn thiện nó một cách tốt nhất: Người có sự thông minh nội tâm thường có sự suy diễn diễn biến tâm lý của người khác rất giỏi. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở việc suy diễn mà không hướng được người khác theo tâm ý của mình( không thuyết phục được), thì đó không thể gọi là thành công. Do đó đưa ra mục tiêu và cố gắng đạt được nó chính là tạo cách thức hoạt động có mục đích, làm việc có đầu có cuối.

– Đọc thêm sách tâm lý học: Sách tâm lý học có rất nhiều thể loại, mỗi thể loại phù hợp với một lứa tuổi nhất định. Bạn tìm được những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi, khả năng của mình để có thể tiếp thu tối đa nội dung được truyền tải trong sách nhé.

Điểm: 4 (13 bình chọn)

Tác giả: Phi Anh

Phi Anh hiện đang là Biên tập viên tại Cổng Thông tin Hướng nghiệp - Tư vấn Tuyển sinh. Phi Anh sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về các hoạt động hướng nghiệp - tuyển sinh và các kỹ năng, xu hướng nghề nghiệp cho giới trẻ.

Ý kiến của bạn

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Scroll to top