Bạn có đang trải qua áp lực học tập không?

26/12/2020

Tạo áp lực học tập có thực sự giúp học sinh vươn lên?

Nhắc về áp lực học đường, nhiều người phì cười và cho rằng đó chỉ là “muỗi”, sau này áp lực đi làm, áp lực về cơm áo gạo tiền còn to hơn nhiều. Tuy nhiên mọi người lại quên mất rằng, những người đang chịu áp lực học tập là những cô bé, cậu bé mới mười mấy tuổi, chưa đủ sức để chịu đựng những áp lực như người trưởng thành.

Các bậc phụ huynh vẫn quan niệm “thương cho roi cho vọt”. Chính vì vậy khi con em mình bị điểm kém vẫn sẽ mắng cho giỏi hơn, đánh cho tốt lên. Nhưng vô tình những hành động và lời nói của các bậc cha mẹ khi nóng giận sẽ tạo thành những vết thương lòng, ám ảnh và nỗi sợ hãi cho các em.

Áp lực học hành khiến các em học sinh dần sợ học, sợ thi, sợ điểm số. Thay bằng một ngày đến trường với tâm trạng vui vẻ, các em dần sợ cả việc đến trường. Bạn bè trong lớp đôi khi còn trở nên ganh ghét, đố kị nhau chỉ vì điểm số. Hay một hiện tượng phổ biến ngày nay, nhiều bạn học sinh vì mong muốn có một số điểm cao, sẵn sàng gian lận trong kì thi, trong các bài kiểm tra. Các bạn chỉ mong làm thể nào để có một con số thật cao, để bố mẹ hài lòng, để thầy cô không đánh giá.

Áp lực học tập khiến các em học sinh rơi vào tình trạng: Sáng học, chiều học rồi đêm lại học. Các bạn dần dần trở nên thiếu trầm trọng các kĩ năng xã hội, giao tiếp. Đôi khi còn trở thành những bệnh lý như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực… Thiếu kĩ năng xã hội, khi bị đẩy vào tình thế nguy hiểm, các em thường lúng túng, không biết cần giải quyết vấn đề từ đâu. Học tập cần đi đôi với thực hành, đừng bao giờ học mãi một cấu trúc tiếng anh mà chẳng thể bật ra khi gặp người nước ngoài, đừng thuộc lòng những công thức vật lý mà thực chất chẳng biết áp dụng vào đâu trong cuộc sống,… Đừng quá coi trọng điểm số mà quên đi mục đích của việc học là gì?

Việc học là việc cả đời, những con số trên trường lớp chỉ là một nhân tố phụ. Đừng để điểm số khiến bạn không còn hứng thú với việc học, trải nghiệm những điều mới mẻ trong cuộc sống. Những bậc phụ huynh đừng vì biến con em mình thành những cỗ máy vô tri hay tạo khoảng cách giữa con cái và cha mẹ. Hãy cùng con trao đổi, nhìn nhận đúng năng lực để có thể điều chỉnh hợp lý, lên kế hoạch cùng con có thể thoái mái khám phá mà vẫn đảm bảo kết quả học tập.

Điểm: 4.1 (16 bình chọn)

Tác giả: Phi Anh

Phi Anh hiện đang là Biên tập viên tại Cổng Thông tin Hướng nghiệp - Tư vấn Tuyển sinh. Phi Anh sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về các hoạt động hướng nghiệp - tuyển sinh và các kỹ năng, xu hướng nghề nghiệp cho giới trẻ.

Ý kiến của bạn

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Scroll to top