HIỆU ỨNG AKRASIA VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ ĐÁNH BẠI SỰ TRÌ HOÃN

13/06/2021

Hiệu ứng Hiệu ứng Akrasia – Khi con người ta biết lập kế hoạch nhưng không bao giờ thực hiện chúng một cách tối ưu nhất

       Tác gia nổi tiếng Victor Hugo cũng từng không cưỡng lại nỗi sự cám dỗ của tính trì hoãn.

Chuyện kể rằng… Mùa hè năm 1830, Victor Hugo đang phải đối mặt với một hạn chót không thể xoay xở kịp. Mười hai tháng đổ về trước, vị tác gia người Pháp đã hứa hẹn với bên xuất bản rằng ông sẽ cho ra đời một cuốn sách mới. Thế nhưng, thay vì tập trung vào viết lách, ông đã dành trọn cả năm đó để rong ruổi theo những dự án khác, mua vui cho các vị khách khứa, và trì hoãn công việc của mình. Nhà xuất bản vô cùng tức giận và đáp trả lại bằng cách đặt ra một hạn chót sớm hơn 6 tháng. Cuốn sách phải được hoàn thành vào tháng 2 năm 1831.

Thấy vậy, Hugo đã lập nên một kế hoạch lạ thường để đánh bại thói hay trì hoãn của mình. Ông đã thu thập hết toàn bộ số quần áo mà ông có, và nhờ anh trợ lý khóa chúng lại vào một chiếc rương lớn. Ông không còn gì để mặc ngoại trừ một chiếc khăn choàng quá khổ. Với tình trạng thiếu thốn quần áo để mặc ra ngoài, ông đành tập trung vào công việc, cặm cụi sáng tác trong suốt hai mùa thu đông năm 1830. Và thế là, kiệt tác mang tên Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà đã được xuất bản sớm hơn 2 tuần, cụ thể, là vào ngày 14 tháng 1 năm 1831.

???? AKRASIA – VẤN ĐỀ MUÔN THUỞ ????

Akrasia – hiểu một cách đơn giản chính là một hiệu ứng khi chúng ta rơi vào trạng thái “trì hoãn” dù đang có những lịch trình, kế hoạch đáng ra phải theo sát và hoàn thành chúng.

Trong hàng ngàn thế kỷ qua, con người ta vốn đã mang trong mình bản chất hay trì hoãn. Ngay cả những tiểu thuyết gia sở hữu một kho tàng các tác phẩm như Victor Hugo cũng không miễn nhiễm với sức hút của các yếu tố gây sao nhãng ở đời sống thường nhật. Tại sao Victor Hugo hứa hẹn sẽ sáng tác một tác phẩm mới, và sau đó lại bỏ bê nó hơn 1 năm trời? Tại sao con người ta lại lên kế hoạch, đề hạn chót, cam kết sẽ theo đuổi những mục tiêu, và rồi, lại thất bại trong việc theo sát những gì mà bản thân đã thiết lập cho tương lai?

                                       Phần lớn chúng ta đều mắc phải chứng trì hoãn.

Lý do giải đáp cho câu hỏi hóc búa “Vì sao Akrasia lại thống trị lối sống của chúng ta, tại sao sự trì hoãn lại thu hút chúng ta tới vậy?” có liên đới tới một thuật ngữ thuộc về lĩnh vực kinh tế học hành vi, gọi là “Sự thiếu nhất quán theo thời gian” (time inconsistency). Sự thiếu nhất quán theo thời gian là xu hướng phát sinh khi não bộ của chúng ta coi trọng những phần thưởng tức thì hơn là những trái ngọt đầy hứa hẹn trong tương lai. Đây chính là lý do vì sao ta thường đi ngủ với một tâm thế ngập tràn động lực vào tối nay, nhưng sáng mai lại thấy bản thân vẫn ngắc ngoải với nhịp sống cũ.

????‍♂️ CHIẾN THUẬT ĐỂ ĐÁNH BẠI TÍNH TRÌ HOÃN ????

Chiến thuật số 1: Sử dụng “phương tiện cam kết”

 

Khi Victor Hugo khóa trái rương quần áo để có thể dốc toàn lực vào sáng tác, ông đang tạo ra một hiệu ứng mà các nhà tâm lý học gọi là “phương tiện cam kết” (commitment device). Phương tiện cam kết là lựa chọn bạn đưa ra vào thời điểm hiện tại để kiểm soát các hành vi trong tương lai, giúp kìm hãm bạn phạm vào những thói quen xấu.

Có rất nhiều cách thức để tạo ra một phương tiện cam kết. Bạn có thể thoát khỏi tình trạng ăn uống quá độ bằng cách mua đồ ăn theo từng gói, thay vì gọi một số lượng lớn. Bạn có thể chủ động đến hỏi các chủ quán sòng bạc, hay những trang đánh bài online liệt bạn vào danh sách cấm, để chấm dứt ham muốn cờ bạc trong tương lai… Hãy tìm cho mình những phương pháp thích hợp để điều hướng và kiểm soát hành động của bản thân nhé.

Chiến thuật số 2: Vượt qua chướng ngại “Thói quen mới”

Những khó khăn cản trở ta bắt tay vào hành động thường sẽ xoay quanh việc thiết lập các thói quen. Một khi bạn thành công vượt qua chướng ngại này, việc theo sát mục tiêu sẽ không còn quá cực nhọc nữa. Đây chính là lý do vì sao việc thiết lập các thói quen còn quan trọng hơn cả việc lo lắng liệu bản thân có đủ kiên trì để bám sát thói quen đó hay không. Bạn buộc phải liên tục thu hẹp các thói quen của bản thân lại, dồn toàn lực và năng lượng vào việc xây dựng nên tác phong làm việc, tạo điều kiện cho bản thân hết sức có thể, để bắt đầu tuân thủ theo kế hoạch làm việc của mình. Chớ có lo nghĩ về kết quả cho đến khi bạn đã thuần thục làm chủ được nghệ thuật “bắt tay vào việc”.

Chiến lược số 3: Lên ngày giờ cụ thể cho các kế hoạch/mục tiêu

Trong một nghiên cứu về tiêm phòng cúm, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về một nhóm 3.272 nhân viên làm việc tại công ty Midwestern, và đã phát hiện ra rằng, những ai ghi lại ngày giờ cụ thể để đi tiêm phòng có khả năng cao sẽ thu xếp để bám sát với kế hoạch ấy xuyên suốt những tuần sau đó. Hiện tượng này được gọi là “Tận dụng dự định hành động”, chính xác là nếu bạn ấn định ngày giờ cụ thể cho các kế hoạch/mục tiêu thì khả năng cao bạn sẽ buộc bản thân “chạy nước rút” và hoàn thành nó đúng thời hạn.

HNTS tin là phần lớn chúng ta đều nhận ra mình đang mắc phải Akrasia, dùng ngay 3 chiến thuật trên để đánh bại nó và chúng ta sẽ biết cách tận dụng thời gian một cách hiệu quả hơn rất nhiều!

Nguồn tham khảo: ybox.vn

Điểm: 4.9 (17 bình chọn)

Tác giả: Phi Anh

Phi Anh hiện đang là Biên tập viên tại Cổng Thông tin Hướng nghiệp - Tư vấn Tuyển sinh. Phi Anh sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về các hoạt động hướng nghiệp - tuyển sinh và các kỹ năng, xu hướng nghề nghiệp cho giới trẻ.

Ý kiến của bạn

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Scroll to top