Những Ngã Rẽ Hấp Dẫn Của Nghề Bartender

02/08/2023

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chuyên gia Lai Phong Phước đã có những chia sẻ thú vị xoay quanh sự phát triển của nghề Bartender tại Việt Nam.

Mixology và Flair Bartending – Hai nhánh rẽ của Bartender

Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm nghề, thầy Lai Phong Phước (Giảng viên Bartender Hướng Nghiệp Á Âu) chia sẻ: “Bartender khi đi vào công việc thực tế sẽ có hai nhánh phát triển: Mixology và Flair Bartending. Con đường nào cũng thú vị và con đường nào cũng nhiều tiền”.

Bartender Lai Phong Phước (áo đen) giao lưu tại Mini Talk “Ngành cũ Nghề mới”  ngày 25/7/2023 tại Hướng Nghiệp Á Âu

Bartender Lai Phong Phước (áo đen) giao lưu tại Mini Talk “Ngành cũ Nghề mới” ngày 25/7/2023 tại Hướng Nghiệp Á Âu.

Mixology là hướng phát triển dành cho những bạn chuyên sâu sáng tạo về công thức đồ uống, đam mê tìm hiểu về xuất xứ và nguyên liệu, là người thổi hồn cho ly cocktail trở nên hấp dẫn thông qua cách kể chuyện cũng như có khả năng giao tiếp, trò chuyện với khách hàng.

Trong khi đó, Flair Bartending sẽ dành cho các bạn thiên hướng về các kỹ thuật biểu diễn để tạo sự thu hút đám đông với những khoảnh khắc “ồ wow” như quăng chai, tung hứng, tạo hiệu ứng cùng lửa…

Flair Bartending chia nhỏ với hai phân mảnh: Working Flair – vừa làm vừa biểu diễn, sử dụng các dụng cụ thực tế tại quầy bar; và Exhibition Flair – thuần về biểu diễn, sử dụng công cụ có sự hiệu chỉnh để đáp ứng các thao tác, kỹ thuật khó hơn.

Flair Bartending - một hướng phát triển hấp dẫn của nghề Bartender

Flair Bartending – một hướng phát triển hấp dẫn của nghề Bartender.

Môi trường làm việc của một Mixology thường “hướng nội” hơn, là những cocktail bar, pub “chill chill” nhẹ nhàng, phù hợp cho mọi người tán gẫu, trò chuyện. Ngược lại, Flair Bartending sẽ hướng đến những không gian xập xình sôi động.

Cuộc sống bận rộn, con người ngày càng có nhu cầu giải trí và sẵn sàng chi tiền cho những khoảnh khắc giải khuây căng thẳng. Càng ở vị trí cao, thu nhập tốt, họ càng có xu hướng lựa chọn những nơi “giải sầu” đẳng cấp thay vì chỉ những quán nhậu bình dân. “Ở những địa phương lớn như TP.HCM, Nightlife (cuộc sống về đêm) trở thành một điểm nhấn văn hóa, kéo theo nhu cầu rất lớn nguồn nhân lực cho nghề Bartender với mức thu nhập hấp dẫn.” – Thầy Phước nhận định.

Nâng trình kỹ năng, tăng mức thu nhập

Dù chọn con đường Mixology và Flair Bartending, bạn cũng cần có kỹ thuật thật tốt và không ngừng học hỏi để có mức thu nhập tốt trên thị trường.

Với kinh nghiệm cá nhân, thầy Phước chia sẻ: “Một bạn mới ra nghề, với kỹ thuật quăng chụp cơ bản có thể đạt được mức thu nhập trung bình từ 9 triệu trở lên. Ngoài ra bạn còn có thêm service charge, tiền tips… Đặc biệt trong những dịp lễ Tết, bạn có thể chủ động “deal” thêm mức hỗ trợ nếu tự tin có thể thực hiện một show biểu diễn Flair trong 5-7 phút.”

Các Flair Bartender cũng thường nhận “show” biểu diễn bên ngoài. Mức phí cho một show có thể từ 5-6 triệu hoặc có thể lên đến trăm triệu, tùy vào quy mô và năng lực tay nghề của nhân sự”.

Kỹ thuật biểu diễn giúp Bartender dễ dàng “bonus” mức thu nhập cá nhân

Kỹ thuật biểu diễn giúp Bartender dễ dàng “bonus” mức thu nhập cá nhân.

Để đạt được mức thu nhập “trong mơ”, Bartender phải thực sự đam mê và kiên trì tập luyện. Nếu theo định hướng Mixology, bạn sẽ phải dành rất nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi về công thức. Với con đường Flair, bạn sẽ cần phải duy trì tập luyện từ 6-8 tiếng/ngày để đạt mức độ thành thạo, trước khi nâng cấp trình độ cao hơn với sự sáng tạo và ghi nên dấu ấn cá nhân của mình.

“Thường thì Mixology sẽ pha nước ngon hơn Flair, và ngược lại, Flair tạo sự thu hút hơn Mixology. Tuy nhiên, một người pha chế chuyên nghiệp thường sẽ học hỏi cả hai yếu tố này để đáp ứng tiêu chí ngon hàng đầu, kế đến để phục vụ các nhu cầu thị hiếu khác của khách hàng.” – thầy Phước nhận định.

Con đường nào cũng cần sự khổ luyện, nhưng bạn có thể “rút ngắn” thời gian nâng cao tay nghề khi có được một người thầy dẫn đường đúng đắn. Bắt đầu vào nghề, bạn trẻ nên chọn môi trường đào tạo có hướng dẫn nền tảng bài bản. Đặc biệt với kỹ thuật biểu diễn Flair, nếu được hướng dẫn đúng kỹ thuật và thao tác, bạn sẽ hạn chế tối đa khả năng gặp tai nạn hoặc bị đau trong quá trình thực hành.

Bartender cũng là một trong những nghề thường bị “dán nhãn” bởi môi trường làm việc phức tạp và nhiều “cám dỗ”. Những tiêu chuẩn về cách giao tiếp với khách hàng, tinh thần phục vụ và bản lĩnh làm nghề là những tư duy, thái độ mà người Bartender cần được định hướng rõ ràng trước khi dấn thân vào môi trường làm việc thực tế.

Học viên Bartender Hướng Nghiệp Á Âu thực hành kỹ thuật Flair

Học viên Bartender Hướng Nghiệp Á Âu thực hành kỹ thuật Flair.

Với nguồn nhân lực được đào tạo bài bản đáp ứng tiêu chí A-S-K (Thái độ, Kỹ năng, Kiến thức), người làm nghề Bartender dần bước qua rào cản định kiến của xã hội để được nhìn nhận đúng vị trí và vai trò của mình. Sự góp mặt của những nhân sự Bartender văn minh, đẳng cấp góp phần thúc đẩy sự phát triển nhu cầu giải trí và du lịch lên tầm cao mới.

Điểm: 4.31 (22 bình chọn)

Tác giả: Quản Trị Viên

Ý kiến của bạn

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Scroll to top