Food Stylist – Không Chỉ Là Chụp Ảnh Ẩm Thực

05/08/2023

Từng tham gia các dự án quảng bá hình ảnh cho các thương hiệu lớn như TH True Milk, AceCook, Omachi… Food Stylist Trần Trương Tường Vy đã có những chia sẻ xoay quanh lĩnh vực công việc nhiều tiềm năng trong những năm gần đây.

Minitalk “Ngành cũ Nghề mới” xoay quanh nghề Food Stylist  ngày 29/7/2023 tại Hướng Nghiệp Á Âu

Minitalk “Ngành cũ Nghề mới” xoay quanh nghề Food Stylist ngày 29/7/2023 tại Hướng Nghiệp Á Âu.

Đằng sau một bức ảnh “ngon” mắt

Lý giải về sự khác nhau giữa Food Stylist (tạo mẫu ẩm thực) và Food Photography (nhiếp ảnh ẩm thực), cô Trần Trương Tường Vy (Giảng viên Food Stylist Hướng Nghiệp Á Âu) cho biết: “Trước đây, Food Photographer có thể là người thực hiện toàn bộ quy trình từ chuẩn bị nguyên vật liệu, tạo mẫu, đến set-up góc máy, ánh sáng, chụp ảnh.

Nhưng trước tốc độ phát triển quá nhanh của ngành F&B, nhu cầu quảng cáo ẩm thực ngày một đa dạng hơn trên nhiều nền tảng, Photographer cần sự phối hợp của Food Stylist để đảm bảo hình ảnh sản phẩm chuẩn chỉnh nhất, được thực hiện với tiến độ nhanh nhất”.

Công việc tạo mẫu món ăn trước đây cũng thường do các đầu bếp đảm nhiệm. Nhưng ngoài việc nấu ra một món ăn ngon, đẹp mắt, người đầu bếp lại có sự hạn chế khi đặt để món ăn trong bố cục hình ảnh nhằm mục đích quảng cáo.

“Food Stylist (tạo mẫu ẩm thực) là công việc vừa độc lập, vừa bổ trợ cho Food Photography (nhiếp ảnh ẩm thực)" -Food Stylist Trần Trương Tường Vy chia sẻ

“Food Stylist (tạo mẫu ẩm thực) là công việc vừa độc lập, vừa bổ trợ cho Food Photography (nhiếp ảnh ẩm thực)” – Food Stylist Trần Trương Tường Vy chia sẻ.

Từng tham gia các dự án quảng bá hình ảnh cho các thương hiệu lớn như TH True Milk, AceCook, Omachi… cô Tường Vy cho biết, công việc của Food Stylist không chỉ là phối hợp với đội ngũ Photo (nhiếp ảnh) mà còn là người cố vấn trực tiếp cho các dự án quảng bá sản phẩm. Nếu có sự am hiểu về nguyên vật liệu và góc nhìn tư duy về hình ảnh, bạn sẽ có những cố vấn sát sao nhất cho các brief, moodboard của khách hàng.

Khởi điểm nghề Food Stylist có thể cho bạn mức thu nhập trung bình từ 10-12 triệu đồng/tháng. Nếu làm việc inhouse cho các nhãn hàng, thu nhập của Food Stylist sẽ được tính trên lương cứng và phần trăm từ các dự án. Nếu làm việc freelance, Food Stylist có thể nhận khoảng 3 dự án/tháng với mức lương trung bình từ 4,5 – 5 triệu/dự án.

“Thông thường, Food Stylist sẽ theo hướng freelance độc lập. Nhưng để có sự ổn định ở điểm khởi đầu, bạn nên làm việc theo team để có kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ trên tệp khách hàng có sẵn. Đến một thời điểm khi năng lực đủ vững và có thương hiệu cá nhân, bạn mới bước ra làm freelance độc lập”, cô Tường Vy đưa lời khuyên.

Bên cạnh nhu cầu quảng cáo ẩm thực cho các nhãn hàng lớn, các chủ quán ăn nhỏ lẻ, kinh doanh online cũng quan tâm đến kỹ năng Food Stylist để chủ động hơn trong việc quảng bá hình ảnh sản phẩm kinh doanh của mình.

Các khóa học Food Stylist đang được bạn trẻ đam mê F&B và truyền thông quan tâm

Các khóa học Food Stylist đang được bạn trẻ đam mê F&B và truyền thông quan tâm.

Làm chủ nguyên vật liệu – Chìa khóa thành công của Food Stylist

Food Stylist không chỉ là sắp đặt hình ảnh mà cần có sự có sự am hiểu về nguyên vật liệu. Nắm được kỹ năng lựa chọn nguyên vật liệu, sơ chế, cắt thái, trang trí món ăn là những lợi thế lớn để bạn có thể phát triển theo hướng Food Stylist.

Môi trường làm việc trong studio cũng đòi hỏi Food Stylist phải nắm được nguyên tắc bảo quản nguyên vật liệu, đặc biệt là các loại thực phẩm tươi. Ngoài ra, với những món ăn đặc thù không thể để lâu trong điều kiện thông thường như kem, đá, mì nước… người Food Stylist phải biết cách làm ra các sản phẩm giả thay thế, cũng như hiệu ứng đi kèm như tạo khói, tạo màu…

Food Stylist cũng cần có tư duy hình ảnh và kỹ năng nhiếp ảnh thương mại, hiểu được quy trình làm việc trong studio để có sự phối hợp tốt nhất cùng ekip làm việc.

Kiến thức về văn hóa ẩm thực giúp Food Stylist có thêm cảm hứng và chiều sâu để xây dựng moodboard hình ảnh phù hợp

Kiến thức về văn hóa ẩm thực giúp Food Stylist có thêm cảm hứng và chiều sâu để xây dựng moodboard hình ảnh phù hợp.

Tạo nên sự khác biệt cùng phong cách riêng là những yếu tố làm nên thương hiệu cá nhân của một Food Stylist. Để có được điều đó, bạn phải có sự đầu tư học tập ngay tức lúc bắt đầu. Khóa học Food Stylist Hướng Nghiệp Á Âu với nền tảng kiến thức, kỹ năng và tư duy sẽ giúp bạn thăng hoa sáng tạo với màu sắc cá nhân của riêng mình.

Điểm: 4.51 (15 bình chọn)

Tác giả: Quản Trị Viên

Ý kiến của bạn

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Scroll to top