10 NHÂN TỔ ĐỂ “HÔ BIẾN” THÀNH MỘT GIÁO VIÊN CHUYÊN NGHIỆP

13/06/2021

Lúc sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong những nghề cao quý”. Tại sao cố Thủ tướng lại có những chia sẻ như vậy?

Thật ra, nghề nghiệp nào cũng cao quý cả. Tuy nhiên, nghề giáo là nghề mang trọng trách lớn lao, giáo dục không chỉ mang lại cho chúng ta tri thức mà còn trang bị cho ta cách đối nhân xử thế và lối sống đạo đức chuẩn mực. Vậy để trở thành một người làm Giáo dục chuyên nghiệp, chúng ta cần trang bị những kiến thức, kỹ năng gì?

  1. Quan tâm đến bản thân
    Để đứng lớp được hiệu quả, người giáo viên phải biết quan tâm đến bản thân mình. Chúng ta cần phải ngủ đủ giấc để được tỉnh táo. Trước khi đi ngủ 1 giờ đồng hồ, nên tắt hết các thiết bị có ánh sáng xanh như tivi, điện thoại để giấc ngủ đạt được trạng thái sinh lý. Đồng thời, tránh ăn vặt vào buổi tối trước giờ đi ngủ 60 phút, cai thuốc lá (nếu có) để bảo vệ phổi và sức khỏe.
  2. Thiền
    Để có thể điều tiết được những bực bội, khó chịu khi phải đối mặt với những trò nghịch ngợm của đám học trò “nhất quỷ nhì ma” mỗi giờ lên lớp hãy sử dụng phương pháp thiền vào mỗi buổi tối. Đây cũng là hoạt động giúp chúng ta cải thiện tâm trạng cũng như kiềm chế tốt hơn.
  3. Tập thể dục thường xuyên
    Dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục, các môn thể thao: yoga, chạy bộ, bơi lội, cầu lông, hít đất hoặc đơn giản là đi dạo hít thở đều. Điều này sẽ khiến cho sức khỏe của chúng ta được cải thiện, khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái.
  4. Ghi chú những điều quan trọng
    Hãy ghi chú lại những điều quan trọng cần giải quyết hoặc ghi nhớ trong ngày để đảm bảo  không bị bỏ sót công việc hay thông tin.
  5. Chuẩn bị kĩ trước khi lên lớp
    Chuẩn bị kĩ giáo án và một tinh thần minh mẫn, thoải mái trước khi lên lớp là điều vô cùng quan trọng. Khi đã nắm kĩ những “ngóc ngách” của nội dung bài giảng, giáo viên sẽ tự tin giảng bài và giải đáp những thắc mắc của học trò trong tiết học.
  6. Hãy sáng tạo
    Thỏa sức sáng tạo là một trải nghiệm vô cùng lý thú với những bài giảng sinh động, những hoạt động tương tác bổ ích cho học sinh. Bên cạnh đó, người làm nghề giáo cũng cần xây dựng cho mình những tài liệu riêng từ việc nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước.
  7. Dạy học chuyên nghiệp là nói không với thiên vị
    Là một người giáo viên chuyên nghiệp sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa học sinh giỏi và học kém, học sinh ngoan và học sinh chưa ngoan. Hãy giáo dục học sinh bằng hết khả năng của một người làm giáo dục.
  8. Không nổi nóng
    Những trò nghịch ngợm, quậy phá của học sinh rất dễ khiến cho giáo viên nổi nóng. Tuy nhiên, những lúc này nổi nóng đồng nghĩa với sự mất chuyên nghiệp và khiens cho học sinh thêm chống đối.
  9. Tự đánh giá bản thân
    Khi học sinh tan tiết chính là thời điểm giáo viên đánh gái được chất lượng của tiết học. Lớp học sôi nổi hay trầm lắng? Những điều đọng lại sua tiết học là gì? Đây sẽ là những đánh giá thiết thực nhất về chất lượng của tiết học.
  10. Học hỏi đồng nghiệp
    Dù một người giáo viên đã gắn bó cả thanh xuân của mình với nghề giáo nhưng cũng không vì thế mà ngừng học hỏi những đồng nghiệp. Mỗi người đồng nghiệp, dù là trả tuổi hơn nhưng họ sẽ có những cái mới khiến cho chúng ta cần học hỏi và trau dồi.

Điểm: 4.9 (20 bình chọn)

Tác giả: Phi Anh

Phi Anh hiện đang là Biên tập viên tại Cổng Thông tin Hướng nghiệp - Tư vấn Tuyển sinh. Phi Anh sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về các hoạt động hướng nghiệp - tuyển sinh và các kỹ năng, xu hướng nghề nghiệp cho giới trẻ.

Ý kiến của bạn

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Scroll to top