Khái niệm “Chuyên gia cà phê” là một tầm cao mới mà nhiều người đam mê lĩnh vực pha chế cà phê đang hướng đến.
Chia sẻ về hành phát triển từ một Barista trở thành Chuyên gia cà phê, ông Lê Hoàng Duy (Giảng viên Hướng Nghiệp Á Âu) chia sẻ: “Với niềm đam mê cà phê, mình chỉ biết suy nghĩ làm thế nào để pha được thức uống ngon nhất và chất lượng nhất. Nhưng khi đi làm một thời gian, mình nhận thấy đang bị phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu. Tức mình chỉ nhận được một vài loại bột cà phê và sự sáng tạo của mình chỉ gói gọn trong phạm vi đó”.
Phạm vi công việc của Barista hẹp hơn một Chuyên gia cà phê. Barista như con tim của quán cà phê, để vận hành quán. Còn Chuyên gia cà phê thì rộng hơn, phải am hiểu từ nguồn nguyên liệu, vùng đất nào gieo trồng ra sao, làm thế nào để chế biến nguyên liệu thô thành nguyên liệu thành phẩm, rồi giữ nguyên liệu thành phẩm đó bước vào quy trình pha chế thế nào.
Ở góc độ Chuyên gia cà phê, người làm nghề sẽ cố gắng phát huy hết giá trị vốn có của nguyên liệu đặc trưng từng vùng bằng các giác quan và hương vị. Nó đòi hỏi một quá trình nghiên cứu và tìm hiểu dài hơi, nhưng gói gọn trong cụm từ “Farm to Cup”.
Với kiến thức chuyên gia cà phê, bạn có thể phát triển theo hướng R&D, đào tạo (trainer), kiểm soát chất lượng (QA/QC) cho các hệ thống chuỗi cà phê lớn. Nâng cao hơn nữa, bạn có thể làm cố vấn, set-up chuỗi vận hành quán cà phê hoặc tập đoàn F&B…
Được biết, mức lương khởi điểm của một QA, QC, trainer trong lĩnh vực cà phê không dưới 12 triệu/tháng. Mức lương trung bình dao động từ 12 đến 18 triệu tùy kinh nghiệm và thâm niên của Chuyên gia cà phê.
Chuyên gia cà phê có thể làm việc ở các vùng phát triển cà phê để vừa nghiên cứu vừa phát triển du lịch. Ngay trong các thành phố lớn, các xu hướng quán cà phê tích hợp mô hình rang xay cũng phổ biến trong thời gian gần đây.
Nhận định về tiềm năng phát triển kinh doanh cà phê tại Việt Nam, ông Lê Hoàng Duy cho biết, khác với những thức uống khác, cà phê không chỉ đáp ứng nhu cầu thưởng thức, giải khát mà còn trở thành một nét văn hóa của người Việt Nam. Những quán cà phê trở thành điểm hẹn. “Hôm nào cà phê nhé” trở thành câu cửa miệng trong nhiều cuộc hội thoại hằng ngày.
Con người bắt đầu cảm nhận cà phê nhiều hơn, để ý hơn về vị giác, khứu giác. Họ cũng quan tâm sức khỏe và uống cà phê chọn lọc hơn. Họ bắt đầu đặt ra nhiều hơn những câu hỏi: Cà phê có rang xay trong ngày không, cà phê có organic không, cà phê có hữu cơ không… Từ đó, họ có xu hướng chọn lựa những quán cà phê mô hình tích hợp rang xay tại chỗ để chứng minh nhiều hơn giá trị của hạt cà phê.
Theo ông Xuân Huy, hành trình trở thành Chuyên gia cà phê sẽ thuận lợi và phát triển nhanh hơn nếu bạn đã có sẵn nền tảng kiến thức, kỹ năng của một Barista. Đó là bước khởi đầu để bạn đi sâu với định hướng phát triển trở thành chuyên gia.
“Hành trình trở thành chuyên gia cà phê là một hành trình dài hơi, cần rất nhiều đam mê và sự kiên nhẫn học hỏi. Dù nếm thử cà phê có thể khiến bạn mất ngủ, thậm chí là… khó thở, nhưng khi nghiêm túc theo đuổi, bạn có thể biến đam mê thành trách nhiệm sản phẩm, rộng hơn là trách nhiệm cho cộng đồng.” – Thầy Hoàng Duy cho biết.
Tại Hướng Nghiệp Á Âu, chương trình đào tạo Chuyên gia Cà phê tổng hợp đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về cà phê rang xay để chinh phục ước mơ khởi nghiệp mô hình kinh doanh cà phê theo phong cách riêng.
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Ý kiến của bạn