Thi Xong Càng Cần Tư Vấn Hướng Nghiệp

07/07/2023

Trong giai đoạn cao điểm thi tốt nghiệp THCS và tốt nghiệp THPT 2023, lượng học sinh truy cập làm trắc nghiệm Holland tăng vọt 400% cùng nhu cầu được tư vấn hướng nghiệp.

Nỗi sợ trái ngành, sai nghề

Theo ghi nhận của Ban Tư vấn Tuyển sinh – Hướng Nghiệp Á Âu, chỉ trong ba ngày từ 28 đến 30/6/2023, số lượng học sinh lớp 12 và lớp 9 truy cập vào làm trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp Holland tăng vọt 400%.

Trắc nghiệm Holland là công cụ được sử dụng nhanh trong công tác hướng nghiệp.

Trắc nghiệm Holland là công cụ được sử dụng nhanh trong công tác hướng nghiệp.

Theo ghi nhận chung, các em không hẳn không biết mình thích gì. Phần lớn học sinh có thể gọi tên được ngành nghề mình quan tâm, nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, công việc đó có phải “học giỏi” hay không, có thể tham gia các hình thức đào tạo nào phù hợp… Áp lực sợ chọn sai “nước cờ” càng tăng cao trong bối cảnh cả nước cùng hướng về trọng tâm tốt nghiệp.

Với quan điểm truyền thống, chọn học ngành nào thì tốt nghiệp xong sẽ làm công việc ấy, thậm chí sẽ gắn bó với công việc ấy… cả đời. Nhưng ngày nay, thế giới thay đổi chóng mặt với rất nhiều “nghề mới” được gọi tên, việc linh động thay đổi định hướng công việc sẽ cần được nhìn nhận cởi mở hơn.

“Làm trái ngành không còn hệ trọng. Thậm chí làm đúng ngành rồi muốn đổi nghề cũng trở nên bình thường. Chọn sai, thậm chí chọn đúng, rồi chọn lại là một phần của tiến trình sắp trở nên bình thường mới.” – Hồ Quốc Tuấn – Giảng viên cao cấp, Giám đốc chương trình đào tạo Thạc sĩ Tài chính & Kế toán, Đại học Bristol nhận định.

Áp lực học phí tăng cao

Biết rằng thị trường sẽ thay đổi với sự chuyển dịch của nhiều ngành nghề mới, nhưng rào cản lớn nhất trong việc không dám chọn sai của sinh viên Việt Nam là vì sợ lãng phí, cả về tiền bạc và thời gian. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân năm 2020 của người Việt đạt khoảng 4,25 triệu đồng/tháng, trong khi các trường đại học tầm trung áp dụng mức thu 4-5 triệu đồng/tháng; đối với các trường đại học “top đầu” hoặc tư nhân, học phí có thể lên đến 8-10 triệu/đồng tháng. Đó là chưa kể các chi phí sinh hoạt, ăn ở, đi lại cho sinh viên trong suốt 4 năm…

Gánh nặng học phí là một trong những áp lực khiến học sinh  khó khăn trong định hướng nghề nghiệp.

Gánh nặng học phí là một trong những áp lực khiến học sinh khó khăn trong
định hướng nghề nghiệp.

Trước áp lực học phí tăng cao, nhiều học sinh cho biết có thể sau tốt nghiệp THPT, em sẽ tạm dừng 1 năm để làm thêm, kiếm tiền rồi mới đi học trở lại. Nhưng thực tế, khi đã cuốn vào vòng  xoáy mưu sinh, học sinh sẽ dễ bị xao nhãng và khó để trở lại việc học.

Thế hệ 2k cho thấy tính tự lập của các em rất cao. Dù có thể chưa làm ra tiền, nhưng các em cũng ý thức rằng việc học của mình có thể là gánh nặng cho gia đình. Vì thế, nếu “cố đấm ăn xôi” theo đuổi một ngôi trường ngoài tầm với để rồi… thất bại, các em cũng mong muốn được tư vấn thêm những lựa chọn phù hợp khác an toàn hơn từ lúc bắt đầu.

Giải tỏa tâm lý bằng những “tín hiệu tích cực”

Gỡ rối những hoang mang trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề, học sinh có thể thay đổi góc nhìn về thế giới nghề nghiệp với những “tín hiệu tích cực” sau:

  • Sự học đã đơn giản hơn rất nhiều

Để theo đuổi một lĩnh vực nghề yêu thích, các em có nhiều lựa chọn phù hợp với năng lực. Rất nhiều “nghề hot” như Thiết kế đồ họa, Digital MarketingQuản lý sản xuất truyền thông… đã không còn giới hạn ở những hệ đào tạo dài 4-5 năm, mà đã được triển khai rộng rãi ở hệ Trung cấp (từ 2 năm) hoặc các khóa đào tạo ngắn hạn (từ 3 đến 6 tháng).

Rất nhiều sinh viên đang theo đuổi một chuyên ngành chính ở bậc đại học vẫn chọn học song song rất nhiều khóa học ngắn hạn, online để toàn diện hơn cho kiến thức, nghiệp vụ của mình. Tham gia các diễn đàn, hội thảo, workshop cũng là những hình thức học chủ động để cập nhật kiến thức và kỹ năng “thực chiến” cho công việc.

Có tính ứng dụng cao và nhanh cho nhiều lĩnh vực công việc,  các khóa học Digital Marketing được nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Có tính ứng dụng cao và nhanh cho nhiều lĩnh vực công việc,
các khóa học Digital Marketing được nhiều bạn trẻ lựa chọn.

  • Thị trường tuyển dụng không còn quá coi trọng bằng cấp:

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi) năm 2022, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân lực trình độ nghề (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng) chiếm đến 65,59%, cao gấp 3 lần nhu cầu tuyển dụng nhân lực có trình độ đại học trở lên là 20,19%.

Học sinh không nhất thiết phải quá áp lực với con đường đại học khi có nhiều con đường khác “dễ thở” hơn, cơ hội việc làm rộng mở hơn. Một lợi thế của các chương trình dạy nghề là thời gian học ngắn, trung bình từ 6 tháng đến 2 năm, tối ưu được chi phí học tập, giảm áp lực cho gia đình.

Trong thời gian học, các em có thể ứng dụng ngay kỹ năng đã học để dễ dàng có những công việc làm thêm đúng-ngành-mình-học, chủ động tạo thêm nguồn thu nhập ngay từ ghế nhà trường.

  • Luôn có sự chuẩn bị cho “nghề mới”

Những con số “báo động” như “85% công việc vào năm 2030 vẫn chưa xuất hiện” dễ khiến bạn trẻ hoang mang với quyết định chọn nghề của mình ở thời điểm hiện tại. Câu hỏi “học gì để không thất nghiệp” nên được đổi thành “học như thế nào để không thất nghiệp”.

Bất kể lĩnh vực nghề yêu thích là gì, hãy luôn cởi mở với việc bạn luôn cần trang bị thêm những kỹ năng bổ trợ. “Nếu một lao động có kỹ năng chuyên ngành và đa ngành tốt thì họ gần như không thể bị đào thải bởi AI” – Ông Trần Anh Tuấn (Chuyên gia dự báo nhân lực, Phó chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) nhận định..

Trong giai đoạn chuyển cấp quan trọng, học sinh hãy cởi mở chia sẻ những băn khoăn trong việc định hướng nghề nghiệp. Thẳng thắn nói ra khó khăn là bước đầu tiên để các em có thể nhận được những hồi đáp tư vấn có tính chuyên môn, giúp em từng bước sáng tỏ quyết định chọn nghề của chính mình.  Các em hãy tin rằng, luôn có nhiều hơn một giải pháp để gỡ “nút thắt”, cơ hội ngoài kia vẫn rất nhiều!

Điểm: 4.09 (11 bình chọn)

Tác giả: Quản Trị Viên

Ý kiến của bạn

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Scroll to top